25+ mẫu thiết kế giếng trời trên cầu thang đẹp thoáng mát

Theo dõi LCA trên

Giếng trời là một trong những hạng mục quan trọng nhận được rất nhiều sự quan tâm từ chủ đầu tư. Không chỉ có tác dụng thu hút nguồn ánh sáng tự nhiên từ bên ngoài, nó còn tạo điểm nhấn cho ngôi nhà khi được thiết kế phía bên trên cầu thang. Chính vì vậy việc lựa chọn các mẫu thiết kế giếng trời trên cầu thang phù hợp, nổi bật là tiêu chí vô cùng quan trọng. Đặc biệt ở những nơi như nhà phố trật hẹp trong phố, không có ánh sáng tự nhiên từ bên ngoài do các nhà xung quanh che chắn hết.

Vây giếng trời được thiết kế, bố trí như thế nào là phù hợp nhất với mọi không gian? Hãy cùng xây dựng AKA tìm hiểu chi tiết về hạng mục này nhé, cùng với đó là 25+ mẫu thiết kế giếng trời trên cầu thang đẹp, mới nhất hiện nay nhé.

Cấu tạo của giếng trời

Giếng trời là khoảng không thường được lắp đặt ở phía trên cầu thang, thông tầng từ phần mái xuống phần sàn của tầng trệt. Cấu tạo của giếng trời gồm 3 phần chính.

  1. Đỉnh giếng: Là phần cao nhất của giếng, nó thường có kết cấu là giàn khung thép và mái che. Hiện nay có nhiều loại vật liệu làm khung như thép, nhôm đúc nghệ thuật,..
  2. Thân giếng: Là khoảng không gian xuyên suốt toàn bộ chiều cao của ngôi nhà, là nơi mà ánh sáng có thể chiếu sáng vào trong toàn bộ ngôi nhà.
  3. Đáy giếng: Phần cuối cùng của giếng, tại vị trí này người ta thường bố trí cây xanh, tiểu cảnh nhằm mục đích trang trí, tăng thêm thẩm mỹ cho ngôi nhà.

Nguyên tắc khi bố trí giếng trời

Để giếng trời có thể đạt được hiệu quả lấy ánh sáng tốt nhất, chúng ta cần lưu ý một số yếu tố thiết kế gây ảnh hưởng đến công năng sử dụng của nó bao gồm:

Vị trí đặt giếng trời

Giếng trời được đặt ở rất nhiều nơi trong ngôi nhà của bạn như nhà bếp, phòng khách, cầu thang hay giữa ngôi nhà. Tuy nhiên để tiết kiệm diện tích thì các kiến trúc sư sẽ bố trí nó ở vị trí phía trên cầu thang. Nếu nhà có diện tích rộng, thì cầu thang sẽ được bố trí ở giữa, lúc này luồng ánh sáng sẽ được tran hòa toàn bộ ngôi nhà.

Bạn nên đặt giếng trời theo hướng nam hoặc đông nam, mục đích để không khí mát và nguồn ánh sáng luôn luôn ổn định. Tuyệt đối không nên đặt ở hướng đông hoặc tây.

Kích thước giếng trời

Giếng trời được thiết kế với nhiều hình dạng khác nhau để phù hợp với lối kiến trúc ngôi nhà như hình tròn, vuông, chữ nhật, elip, ngôi sao,….kích thước thông dụng tiêu chuẩn từ 4m2-6m2, nhiều gia đình làm từ 10m2-15m2 để tăng không gian ánh sáng tự nhiên.

Diện tích giếng trời nên để dưới 5% diện tích sàn nhà đối với nhà có nhiều cửa sổ, và dưới 15% diện tích sàn nhà nếu nhà có ít cửa sổ.

Mái che, kết cấu giếng trời

Nếu như trước kia tấm polycarbonate là vật liệu thông dụng dùng để làm mái che giếng trời, thì ngày nay có rất nhiều loại vật liệu khác có thể thay thế như kính cường lực, bạt, tole. Tùy vào mục đích mà nhiều gia chủ có thể chọn dòng mái che cố định hay di động.

Kết cấu giếng trời thông thường sử dụng thép, tuy nhiên hiện nay có rất nhiều vật liệu khác thay thế. Điển hình từ hợp kim nhôm đúc, ưu điểm của nó là có thể đúc theo yêu cầu, mẫu mã đa dạng, bền bỉ lên tới 20 năm không phải bảo dưỡng.

Cách bày đặt, trang trí giếng trời

Đáy giếng trời là nơi được nhiều gia chủ thiết kế và bầy trí nhất. Đây là nơi tạo điểm nhấn cho toàn bộ giếng trời trong thiết kế nhà phố, bạn có thể bố trí tiểu cảnh, non bộ với nhiều hình dáng đa dạng. Để tạo thêm sự sinh động, bạn nên sử dụng mái che có hình dáng như khung hoa sắt, hình con vật.

Phần thân giếng để tạo thêm thẩm mỹ thì bạn có thể ốp đá, ốp gỗ hoặc hoặc gắn những giỏ hoa treo tường.

Tham khảo: Bảng giá xây nhà trọn gói theo từng hạng mục đầy đủ và chi tiết nhất, cam kết không phát sinh thêm chi phí khi thi công tại xây dựng AKA.

Ưu điểm khi thiết kế giếng trời trên cầu thang

Giếng trời được thiết kế nhằm đem lại rất nhiều tiện ích mà chúng ta đều biết. Dưới đây là một số ưu điểm của giếng trời mà bạn cần phải biết.

Lấy gió tự nhiên

Đối với những ngôi nhà có hệ mái che mở, gió và không khí sẽ được lưu thông tự nhiên qua giếng trời. Chính vì thế, giếng trời trở thành một phương pháp thông gió hiệu quả, đem lại không gian sạch và trong lành cho ngôi nhà của bạn.

Lấy ánh sáng tự nhiên

Với mật độ xây dựng lớn tại các đô thị, ánh sáng tự nhiên từ hai bên bị che lấp khiến cho không gian bên trong nhà sẽ tối hơn nếu không bật điện. Giếng trời trên cầu thang là một giải pháp hiệu quả, lấy ánh sáng theo chiều dọc, tạo cảm giác rộng rãi, ánh sáng chan hòa tự nhiên.

Phong thủy

Theo quan niệm phong thủy từ xa xưa, giếng trời được thiết kế thẳng đứng là nơi đón tài lộc, hút sinh khí từ trời và đất đổ vào nhà.

Tiết kiệm điện

Với việc lấy ánh sáng tự nhiên từ bên ngoài thông qua giếng trời, gia chủ sẽ tiết kiệm được khá nhiều tiền điện để chiếu sáng hoặc thông gió.

Gia tăng thẩm mỹ

Với việc lấy ánh sáng tự nhiên, nắng và gió, điều này cho phép gia chủ có thể dễ dàng trồng thêm cây xanh bên trong ngôi nhà. Gia tăng giá trị thẩm mỹ, tạo không gian xanh cho ngôi nhà.

Nhược điểm của giếng trời bạn không thể bỏ qua

Song song với những ưu điểm mà giếng trời trên cầu thang đem lại, thì nó cũng đem lại không ít nhược điểm mà khi thiết kế và xây dựng, bạn không thể bỏ qua.

Âm thanh lớn

Âm thanh bên ngoài sẽ theo khoảng không giữa các tầng từ đỉnh giếng đến chân giếng mà vang vọng khắp nhà. Nhằm khắc phục điều này thì bạn nên ốp đá, gạch thẻ vừa tăng thẩm mỹ vừa giảm âm thanh thay vì chỉ làm phẳng mặt tường.

Ứ đọng nước mưa

Đối với những giếng trời không có mái che hoặc mái che di động, vào những ngày mưa lớn sẽ khiến lượng nước bị ứ đọng tại đáy giếng gây mất vệ sinh và bất tiện trong sinh hoạt.

Để khắc phục những vấn đề này, bạn cần bố trí hệ thống thoát nước hợp lý, dưới đáy giếng có thể bố trí bể cá hoặc trồng cây để tận dụng nước mưa.

Ánh sáng gay gắt vào mùa hè

Khí hậu tại Việt Nam thường rất gay gắt vào mùa hè, nó có tác động lớn đến sức khỏe con người cũng như các vật dụng bên trong ngôi nhà. Nếu trực tiếp tiếp xúc sẽ khiến cho các vật dụng hoặc cây xanh bên trong nhanh bị hỏng hoặc chết.

Để khắc phục điều này, bạn cần lắp đặt thêm những tấm kính có khả năng chống tia UV tại đỉnh giếng, sử dụng rèm che di động để có thể điều tiết được ánh sáng.

Lưu ý quan trọng khi thiết kế giếng trời trên cầu thang

  • Nếu ngôi nhà bạn đã đủ ánh sáng tự nhiên từ nhiều phía, bạn cần tham khảo ý kiến chuyên môn từ kiến trúc sư là có nên lắp đặt giếng trời hay không.
  • Khi sử dụng giếng trời trên cầu thang, bạn cần đặc biệt chú ý đến phần chất liệu của mái che. Điều này làm giảm hoặc đảm bảo an toàn tuyệt đối trong các trường hợp thấm, bị dột
  • Theo quan niệm phong thủy nên đặt giếng trời ở cung Tài Lộc, Thiên Mạng hoặc đặt ở giữa nhà và đặt cây xanh, nước ở nơi đáy giếng.
  • Cân đối kích thước giếng trời so với diện tích căn nhà đảm bảo hợp lý trong bố trí công năng.

Một số mẫu thiết kế giếng trời đẹp

giếng trời trên cầu thang giếng trời trên cầu thang giếng trời trên cầu thang giếng trời trên cầu thang giếng trời trên cầu thang giếng trời trên cầu thang giếng trời trên cầu thang giếng trời trên cầu thang giếng trời trên cầu thang

Kết luận

Giếng trời trên cầu thang là một hạng mục quan trọng trong tổng thể kiến trúc cho ngôi nhà. Chính vì thế bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi đưa ra quyết định có nên sử dụng nó hay không. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn chi tiết nhất về giếng trời.

Báo giá dịch vụ

    Menu