Giằng tường là gì? Quy định, tiêu chuẩn, chức năng ra sao?

Theo dõi LCA trên

Giằng tường để làm gì? Có cần thiết hay không? Giằng tường đảm nhiệm vai trò gì? Những thắc mắc về giằng tường được gia chủ đang và sẽ xây nhà đưa ra.

Bài viết này xây dựng AKA sẽ đưa ra cho các bạn khái niệm của giằng tường. Chức năng và yêu cầu kỹ thuật của giằng tường. Từ đó giúp bạn kiến tạo nên một công trình an toàn và hoàn chỉnh.

giằng tường là gì
Giằng tường giúp công trình bền chắc và an toàn hơn

Giằng tường là gì?

Khi xây dựng nhà trọn gói, chắc hẳn bạn đã nghe nhiều đến khái niệm giằng tường. Đây là một lớp bê tông có hoặc không có cốt thép. Nhưng với vai trò chính là để liên kết  đỉnh tường của tầng dưới với sàn của tầng sau.

Trong công trình xây dựng, giằng tường chiếm khoảng 40 – 65% lượng vật liệu của ngôi nhà. Vì thế phần giằng này được coi là bộ phận rất quan trọng, không thể thiếu.

Khi giằng tường được thiết lập, tính kết nối hệ thống cột với tường của các tầng sẽ ổn định và chắc chắn hơn. Công trình xây dựng sẽ trở nên bền chắc hơn với giằng tường. Tạo ngôi nhà thành một khối hoàn chỉnh và an toàn.

Với những ngôi nhà phố hiện đại hoặc các ngôi nhà cao tầng sử dụng bê tông dự ứng lực là phương pháp thi công. Giằng tường còn đóng vai trò như móng của công trình. Giằng sẽ phân bổ tải trọng và tác động của lực phân phán ra nhiều hướng.

Nếu trường hợp thi công ngôi nhà không có giằng tường, các bạn sẽ dẫn đến tình trạng một bộ phận nhà thì chịu quá nhiều lực. Một bộ phận chịu ít tải trọng dẫn đến sự mất cân bằng.

Xem thêm:

  1. Mác bê tông là gì?
  2. Ô văng cửa sổ là gì?
  3. Lanh tô là gì?
  4. Móng đơn là gì?

Giằng tường có chức năng để làm gì?

Khi đã hiểu được giằng tường là gì. Các bạn sẽ biết được chức năng của nó. Trong đó bao gồm:

  • Giằng tường là phần gắn kết giữa tường nhà tầng dưới với sàn nhà tầng trên. Nếu trường hợp không có giằng tường, mỗi tầng sẽ phân tách và không có sự liên kết. khi có rung lắc, tầng trên sẽ đổ sụp rất nhanh.
  • Giúp liên kết các cấu kiện trong ngôi nhà lại với nhau. Nếu không có giằng tường, móc và tường sẽ giảm sự liên kết, có thể bức tường sẽ đổ một phần.
  • Hạn chế sự cong vênh và rạn nứt của ngôi nhà khi tạo ra tính đồng bộ và kết nối. Nếu không có giằng tường, khi thời tiết nóng như ở Việt Nam, tầng cao nhất đón nắng sẽ giãn nở mạnh nhất và tạo tính không kết nối với các tầng dưới.
  • Chống tình trạng cột bị xô lệch vì giằng kết nối các cột và phân tán lực ra từng cột. Nếu giằng tường không tạo sự liên kết, mỗi cột sẽ nghiên một hướng nếu có tác động ngoại lực
  • Giúp toàn bộ tòa nhà vững chắc, bền bỉ với thời gian dài. Bởi vì giằng tường có tính kết nối tốt.
  • Giúp ngôi nhà có thể lên được nhiều tầng hơn vì phân tán lực và trọng lượng ngôi nhà.
  • Giằng tường công năng tiếp nhận và tiêu lực để giúp cho ngôi nhà không biến dạng bởi nhiệt độ.

chức năng của giằng tường là gì

Yêu cầu kỹ thuật cần có của giằng tường

Các yêu cầu kỹ thuật chi tiết cần có của giằng tường sẽ tùy thuộc vào những điều kiện thi công khác nhau. Nhưng trong đó, cần đảm bảo một số yêu cầu kỹ thuật chung nhất đó là:

Khả năng chống chịu lực: Giằng tường cần đảm bảo kích thước tương đương chiều dài tường để hỗ trợ kết nối và phân tán tải trọng cũng như lực tác động lên toàn bộ ngôi nhà. Trọng lượng của toàn bộ tầng trên, lực đi lại của con người cùng các ngoại lực khác phải được phân tán toàn bộ và không tác động lên cột cũng như móng quá lớn. Bên cạnh đó phải chịu được lực tác động ngang của gió hay mưa bão.

Độ bền và độ cứng của giằng tường: Sự tương quan giữa mác xi măng và vật liệu cùng nền đất sẽ có tác động tới độ cứng và độ bền của toàn bộ hệ thống giằng. Chú ý cả tới kỹ thuật xây dựng và mạch vữa của tường để giúp giằng phát huy hết tác dụng.

Đảm bảo độ dày cũng như vật liệu: Một yếu tố cực quan trọng trong thi công giằng tường. Đó là độ dày và chất lượng vật liệu cần phải được đảm bảo tốt.

Bố trí giằng tường sao cho đúng?

Giằng tường phải thiết kế và tạo nên đúng quy chuẩn để thực hiện đúng công năng của nó. Giằng tường cần được thực hiện tỉ mĩ và đúng cách bố trí như sau:

  • Cần bố trí giằng tường theo đúng với bản vẽ kỹ thuật. Bởi khi nghiên cứu thực địa các kỹ sư đã tính toán rất kỹ phần lực tác động này.
  • Giằng tường phải được bố trí ở những nơi cần thiết và đúng vị trí để phát huy tốt nhất khả năng phân tán lực.
  • Bố trí giằng tường ở nơi cần tăng độ cứng như ô văng cửa hoặc ban công. Từ đó giằng sẽ giúp các bộ phận đó bền chắc, gắn kết tốt với toàn bộ ngôi nhà.
  • Sử dụng giằng tường nếu móng chưa được vững chắc, nền đất không chặt hoặc nơi chịu tác động nhiều của các yếu tố ngoại lực.

Sau khi đọc xong bài viết liên quan đến giằng tường này hy vọng đã giúp các bạn hiểu hơn về giằng tường. Từ đó các bạn biết được giằng tường là gì? Vai trò của giằng tường ra sao. Giúp bạn có khả năng tạo nên ngôi nhà chất lượng tốt nhất và bền đẹp.

Xây dựng AKA là đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực xây dựng, cải tạo và sửa chữa nhà cửa trọn gói. Với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, chúng tôi đã thi công hàng trăm công trình lớn nhỏ. Nhận được nhận được niềm tin của quý khách hàng và đối tác. Nếu bạn có nhu cầu xây dựng nhà, hãy liên hệ ngay với AKA để được tư vấn cụ thể.

Báo giá dịch vụ

    Menu