Móng đơn (móng cốc) là gì? Tiêu chuẩn, quy trình ra sao?

Theo dõi LCA trên

Móng đơn (móng cốc) rất hay được sử dụng ở các công trình xây dựng dân dụng hiện nay. Đây là thuật ngữ không còn xa lạ với nhiều người. Nhưng có thể các bạn chưa thể hiểu chi tiết về loại móng này cũng như quy trình thi công đâu.

Bài viết dưới đây của xây nhà trọn gói AKA sẽ giúp các bạn tìm hiểu về cấu tạo, khái niệm của móng đơn trong xây dựng nhé. Nào hãy cùng theo dõi nhé!

Khái niệm về móng đơn (móng cốc)

Móng đơn (hay còn gọi là móng cốc) được hiểu là móng được sử dụng trong công trình xây dựng với đặc điểm là nông, có các cột hoặc cụm cột đặt sát nhau. Móng có thể hình vuông hoặc chữ nhật nhưng nằm riêng lẻ.

móng đơn là gì
Móng đơn được hiểu là móng có các cột hoặc cụm cột đặt sát nhau.

Móng đơn thường được thấy ở các công trình nhà ở của người dân, ở trụ điện, hay trụ cầu. Bởi ưu điểm của loại móng này là dễ thi công, chi phí rẻ.

Tác dụng của móng đương nhiên là để chịu lực. Nhưng mỗi loại móng sẽ còn phụ thuộc vào chất liệu và cấu tạo móng. Với móng đơn thì công trình chủ yếu là tải trọng nhẹ mới phát huy được ưu điểm của nó.

Bên cạnh đó, những nơi xây dựng được móng đơn phải là vị trí có đất nền chắc chắn. Độ cứng tốt và tính ổn định cao.

Cấu tạo móng đơn (móng cốc)

Móng đơn như đã nói là dễ thi công và tiết kiệm vật liệu. Điều đó là bởi thiết kế của móng đơn cực kỳ đơn giản. Các bạn có thể thấy móng đơn được làm bằng gạch xếp chồng lên nhau.

cấu tạo của móng đơn

Hoặc dùng bê tông để tổ tạo thành một cột trụ có đường kính lớn. Một nhóm các cột trụ này sẽ có tác dụng chịu lực toàn bộ ngôi nhà.

Cụ thể cấu tạo móng sẽ gồm:

  1. Lớp bê tông lót: Lớp này đổ ở đáy móng, thường dày 100mm. Với tác dụng là làm sạch hố móng, tạo hình để ép ván và chống trôi nước.
  2. Phần móng (bản móng): Mỗi công trình to nhỏ sẽ có kích thước khác nhau về phần này.
  3. Cổ móng: Mỗi chiều khoảng 25mm giúp lực được truyền từ cột xuống đáy và phân tỏa ra nền đất.
  4. Giằng móng: Gắn kết các móng lại với nhau. Khi giằng móng được kết hợp làm dầm móng tạo nên khối truyền lực để phân tán lực đồng đều.

Chú ý: Dù là mỗi ngôi nhà sẽ thiết kế móng sau cho phù hợp tùy thuộc nền đất. Nhưng điều kiện về độ sâu móng luôn trên 1m và cần tính toán kỹ lưỡng trước khi chọn móng đơn để sử dụng. Vì như đã nói nói sẽ không phù hợp với nền đất yếu.

Xem thêm:

  1. Mác bê tông là gì?
  2. Ô văng cửa sổ là gì?
  3. Lanh tô là gì?
  4. Giằng tường là gì?

Phân loại móng đơn (móng cốc)

Có 3 các phân loại chính trong xây dựng đang được sử dụng dùng cho móng đơn. Cụ thể là:

1. Đặc điểm tải trọng của móng

  • Móng chịu tải trọng đúng tâm.
  • Móng chịu tải trọng lệch tâm.
  • Móng cho công trình cao.
  • Móng cho công trình diện tích lớn.
  • Móng chịu tải trọng thẳng đứng,

2. Đặc điểm độ cứng móng

  • Móng tuyệt đối cứng
  • Móng mềm
  • Móng cứng vừa phải

3. Đặc điểm cách chế tạo móng

  • Móng đơn toàn khối
  • Móng đơn ghép

Quy trình thi công móng đơn theo đúng tiêu chuẩn

Quy trình thi công móng đơn
Quy trình thi công móng đơn khá đơn giản

Các bước sau đây sẽ giúp bạn có được một quy trình thi công móng đạt tiêu chuẩn. Ngoài ra nó còn mang đến tính thẩm mỹ rất cao:

Bước 1: Chuẩn bị

Đây là bước quan trọng đối với mỗi ngôi nhà, mặt bằng và thiết bị thi công cần phải được chuẩn bị thật kỹ lưỡng. Giai đoạn khảo sát, trắc địa phải được thực hiện trước đó. Sau khi hoàn tất thì lựa chọn phương án thi công. Nếu lựa chọn móng đơn sẽ chuẩn bị vật liệu và tính toán.

Bước 2: Thực hiện

Đầu tiên cần xác định vị trí của các hố móng dựa trên bản vẽ và tính toán. Dùng thiết bị đo để có thể hoàn thành được bước tính toán. Sau khi xác định vị trí thì dùng phương tiện để đào hố móng.

Kích thước hố như đã nói ở trên, ít nhất phải đủ 1m, còn độ rộng tuỳ thuộc vào điều kiện công trình. Một công đoạn quan trọng ảnh hưởng đến toàn bộ chất lượng công trình. Vì thế cần hết sức lưu ý.

Bước 3: Làm phẳng hố móng

San phẳng hố móng bằng các thiết bị chuyên dùng. Sau đó rải thêm 1 lớp đá dăm mỏng lên bề mặt để chuẩn bị cho bước đổ lớp lót.

Bước 4: Đổ lớp lót

Lớp bê tông lót như đã nói ở trên sẽ dày khoảng 100mm. Và nhiệm vụ của nó khá quan trọng đối với phần móng như đã trình bày ở trên.

Bước 5: Hình thành phần cốt thép

Ở bước này hình dáng móng sẽ quyết định phần cốt thép. Mà chất lượng nền sẽ quyết định hình dáng móng. Vì thế bố trí thép chịu lực phụ thuộc và chất lượng của nền.

Nhưng thường thì các quy chuẩn vẫn rất chung như là thường sử dụng thép kích cỡ Φ12 – Φ16 và khoảng cách đúng chuẩn từ 12 – 15cm. Cốt thép phải đặt cách mặt lót khoảng 5cm. Đó là tất cả các quy chuẩn chung về phần thép này.

Bước 6: Đổ bê tông

Đổ bê tông là bước cuối để hoàn thiện móng đơn đạt chuẩn. Bước này cũng rất quan trọng vì độ an toàn và truyền lực của móng phụ thuộc phần này. Nguyên tắc của phần này là đổ từ xa lại gần và phải đảm bảo chân móng thật khô ráo mới đổ.

Kết luận

Đến đây bạn đã có thể nắm được toàn bộ thông tin về định nghĩa, tiêu chuẩn, quy trình thi công móng đơn (móng cốc). Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với những quý gia chủ đang có nhu cầu xây nhà.

Xây dựng AKA là đơn vị có nhiều năm uy tín trong lĩnh vực xây dựng, cải tạo & sửa chữa nhà trọn gói. Với hệ thống máy móc, đội ngũ kiến trúc sư giàu kinh nghiệm. Chúng tôi đã thi công hàng trăm công trình lớn nhỏ trên cả nước, nhận được niền tin yêu từ khách hàng và quý đối tác. Quý khách hàng có nhu cầu, vui lòng liên hệ ngay với AKA để được tư vấn miễn phí.

Báo giá dịch vụ

    Menu